A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời
câu hỏi
II. Đọc – hiểu
Chuyện của thước kẻ
Trong cặp sách, thước kẻ làm
bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp,
mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ
bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá,
ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:
- Hình như thước kẻ hơi cong
thì phải?
Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên
đáp:
- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai
bạn đấy!
Bút mực bèn cầm một cái gương
đến bên thước kẻ và nói:
- Bạn soi thử xem nhé!
Thước kẻ cao giọng:
- Đó không phải là tôi!
Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào
bụi cỏ ven đường.
Một bác thợ mộc trông thấy
thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc tồi quay
về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
Theo Nguyễn Kiên
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp
án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?
A. vui vẻ
B. lạnh nhạt
C. kiêu căng
Câu 2. Vì sao thước kẻ bị cong?
A. Vì bị uốn cong.
B. Vì đi lạc vào bãi cỏ.
C. Vì kiêu căng cứ ưỡn ngực lên mãi.
Câu 3. Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?
A. Thước kẻ bỏ đi.
B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì.
C. Thước kẻ đã ở lại với bác thợ mộc.
Câu 4. Nêu đúng ý nghĩa của bài đọc?
A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn
bè.
B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng.
C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân.
Câu 5. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống:
Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ
☐
Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
Em dùng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.
……………………………………………………………………………………
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Mỗi người một vẻ (SGK/ trang 126)
II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu giới thiệu về một đồ dùng học
tập theo gợi ý.
- Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?
- Đồ vật đó có những bộ phận nào?
- Đồ vật đó giúp ích gì cho em?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét